Để Ranking từ khóa lên top thì việc đầu tiên Google phải lập chỉ mục Index URL của bạn. Tiếp theo Google phải hiểu nội dung bạn đang nói về vấn đề gì? Sau đó Google đánh giá trang web của bạn dựa vào nhiều yếu tố như Content, Backlink, thương hiệu bạn có được nhiều người nhắc đến và tìm kiếm từ google không? Việc tối ưu Page Seo tốt ngay từ ban đầu cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu bạn làm tốt sẽ giúp từ khóa của bạn lên Top nhanh hơn mà ít tốn tài nguyên. Dưới đây là một số cách để tối ưu Onpage mà chúng tôi đã áp dụng hiệu quả trên 100 dự án seo của mình.

SEO Onpage là gì?

Rất nhiều chuyên gia lĩnh vực seo từng nghĩ rằng nội dung và SEO là những khía cạnh riêng biệt. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng, Kỹ thuật Onpage rất quan trọng trong SEO. Ngoài ra viết bài chuẩn SEO ngay từ đầu sẽ giúp bạn kiểm soát nội dung, chất lượng tốt hơn, từ đó dễ dàng tối ưu về sau. Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định chia sẻ một số mẹo thiết thực để tạo chiến lược nội dung thành công trong bài chia sẻ này.

Xác định chủ đề và Keyword mục tiêu cho mỗi Page

Chiến lược nội dung của bạn phải dựa trên sự hiểu biết đúng đắn về thị trường ngách của bạn và nhu cầu của khán giả.

Trọng tâm nội dung là một tập hợp các trang có liên quan đến một chủ đề nhất định.

Các trang được liên kết với nhau và cung cấp thông tin tổng quan chung về chủ đề cũng như những hiểu biết sâu hơn về các chủ đề phụ.

Có hai loại nội dung để thể hiện được điều đó:

Nội dung trụ cột – một trang trụ cột cung cấp tổng quan chung về chủ đề rộng, thường nhắm mục tiêu đến một từ khóa rộng (ví dụ: chạy bộ)

Nội dung theo cụm – các trang hỗ trợ tập trung vào các chủ đề phụ trong chủ đề một cách chi tiết (ví dụ: lợi ích khi chạy bộ, giày chạy bộ, sai lầm khi chạy bộ)

Tối ưu URL

URL thân thiện với người dùng và có chứa từ khóa, Có độ dài không quá 75 ký tự.

URL thường không dấu, không chứa các ký tự đặc biệt làm nổi bật các phần text quan trọng. Việc này giúp người đọc tập trung chú ý hơn tới những nội dung đó và giúp người đọc và công cụ tìm kiếm nắm bắt được những thông tin chính của bài viết tốt hơn

URL là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến SEO Onpage. Hãy nhớ rằng, URL của bạn càng ngắn thì khả năng lên top càng cao. Hãy để từ khóa trọng điểm (lượng search cao nhất) của bạn vào URL.

Vì vậy, một URL tốt cần đảm bảo 3 yếu tố sau:

Chứa từ khóa SEO chính (có lượng search nhiều nhất)

Ngắn gọn nhưng bao hàm toàn bộ ý (URL top 1 thường có trung bình 59 chữ).
Liên quan đến nội dung bài viết

Lưu ý: Nên gộp nhiều từ khóa có cùng mục đích tìm kiếm (Search Intent) vào chung một URL để có thể SEO hàng loạt từ khóa cùng lúc.

Tối ưu title

Title là một trong những yếu tố đầu tiên người dùng nhìn khi thấy website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Nếu title được tối ưu tốt và đủ hấp dẫn, đúng trọng tâm tìm kiếm, họ sẽ click vào bài viết. Về góc độ công cụ tìm kiếm như Google, tối ưu title sẽ giúp công cụ crawl dữ liệu nhanh chóng và chính xác hơn, từ đó hiểu được nội dung bài viết.

Trước đây, bạn có thể đặt một vài từ khóa vào title thôi cũng đủ tăng cơ hội xếp hạng trang của bạn rồi. Tuy nhiên, gã khổng lồ Google đã nắm bắt được thủ thuật này và tiến hành giảm tầm quan trọng của việc chèn từ khóa chính xác trong tiêu đề.

Một số lưu ý khi thực hiện tối ưu title:

Mỗi title ngăn cách nhau bằng | hoặc –

Title nên chứa những từ khóa cần SEO có lượng search cao thứ 2 (Từ khóa có lượng search cao nhất sẽ để ở URL)

Title không được chứa chính xác 100% từ khóa đã có trong URL

Đặt từ khóa SEO vào vị trí đầu title giúp tăng tỉ lệ CTR & thứ hạng.

Title cũng không nên giống Heading 1. Bạn cần đặt title bằng từ khóa liên quan và từ khóa giống nhau.

Title chứa càng nhiều từ khóa càng tốt nhưng phải tự nhiên.

Trong trường hợp bạn tối ưu SEO onpage cho trang chủ (homepage) thì trang chủ cần phải:

Có tên thương hiệu ở title.

Title phải thể hiện được nội dung của toàn bộ domain và hỗ trợ rõ nghĩa cho các thư mục cha.

Meta Description: Thẻ mô tả meta

Meta Descriptions là thuộc tính HTML cung cấp lời mô tả ngắn ngọn về nội dung của trang web. Meta description được sử dụng trong các kết quả tìm kiếm hiển thị preview cho trang web, tương tự như Title tag, là 2 thông tin quan trọng quyết định khách tìm kiếm có đến trang web của bạn không.

Thông tin thẻ Description thể hiện như hình phía trên của Title tag.

Một số lưu ý về Description

Mô tả ngắn gọn nội dung trang web của bạn

Mô tả duy nhất, không trùng lặp cho từng trang

Độ dài khuyến nghị từ 100-155 ký tự

Đặt từ khóa chính ngay phần đầu của thẻ mô tả

Thẻ Heading

Thẻ Heading là yếu tố xếp hạng rất quan trọng với quá trình SEO đặc biệt là thẻ H1, các thẻ H2 thể hiện nội dung có phân cấp và có cấu trúc rõ ràng thân thiện và dễ hiểu hơn với Search Engine

H1: thường có nội dung tương tự thẻ Title, có chứa từ khóa ngay phía đầu và chỉ sử dụng duy nhất 1 thẻ H1 cho mỗi trang

H2: nội dung tổ chức thành các mục và mỗi thẻ H2 thể hiện những điểm chính của từng đoạn trong bài viết, H2 có chứa từ khóa 1 lần, và chứa các biến thể của từ khóa.

Tối ưu hình ảnh

Hình ảnh liên quan rất quan trọng trong SEO, một hình ảnh ấn tượng có thể có giá trị hơn 1000 lời nói nên nó rất quan trọng trong nội dung bài viết của bạn. Mỗi bài viết nên có ít nhất 3 ảnh, đặt ở đoạn nội dung có liên quan đến hình ảnh đó để thể hiện rõ hơn về thông tin bạn muốn truyền tới tới người đọc.

Đặt tên không dấu phân tách các từ bởi ký tự gạch ngang (-)

Dung lượng không nên quá 100K cho ảnh lớn, 50K cho ảnh trung bình, 30K cho ảnh nhỏ

Chất lượng nội dung

Nhiều người nghĩ rằng độ dài nội dung là một trong những yếu tố xếp hạng. Có một nghiên cứu nổi tiếng của Backlinko cho thấy rằng các bài đăng có khoảng 2.000 từ được xếp hạng tốt hơn trên Google.

Mặc dù đúng là nội dung dài hơn xếp hạng tốt hơn trong Google, nhưng số lượng từ không mang lại thứ hạng cao. Thực tế là các bài đăng dài thường bao gồm chủ đề một cách toàn diện hơn. Bạn phải là một chuyên gia về chủ đề bạn đang viết, và bạn phải chứng minh điều đó khi bạn viết nội dung.

Cho dù một phần nội dung có thành công đến đâu thì vẫn có khả năng lớn là lưu lượng truy cập sẽ giảm dần trừ khi bạn giữ cho nội dung đó luôn mới và cập nhật.

Cập nhật nội dung thường xuyên là một kỹ thuật SEO quan trọng (nhưng thường bị bỏ qua).

Một trong những lý do tại sao cập nhật nội dung có thể có tác động tích cực đến thứ hạng của bạn là Google nhận thấy tần suất cập nhật và có xu hướng ưu tiên các trang được cập nhật thường xuyên cho một số truy vấn.

Liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ cải thiện khả năng thu thập thông tin của trang web của bạn. Nếu các trang của bạn được liên kết với nhau tốt, trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm và lập chỉ mục tất cả các trang của bạn.

Liên kết nội bộ cải thiện trải nghiệm người dùng và mức độ tương tác. Nếu bạn có điều hướng rõ ràng, khách truy cập của bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những gì họ cần hơn. Với các liên kết theo ngữ cảnh có liên quan, họ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho nội dung của bạn thay vì rời khỏi trang web để tìm câu trả lời của họ ở nơi khác.

Liên kết nội bộ là các siêu liên kết trỏ về các trang trong cùng một website. Liên kết nội bộ hữu ích nhất cho việc thiết lập kiến trúc trang web và quảng bá liên kết có nội dung chất lượng.

Sử dụng các yếu tố điều hướng rõ ràng

Chìa khóa để có một trang web được liên kết với nhau tốt là có các yếu tố điều hướng được cấu trúc phù hợp.

Mọi người đã quen với việc điều hướng qua các trang web theo một cách nhất định và bạn nên làm cho quá trình này dễ dàng và rõ ràng nhất có thể cho họ.

Menu – yếu tố điều hướng chính phải rõ ràng và mang tính mô tả

Breadcrumbs – rất hữu ích nếu bạn có cấu trúc sâu hơn của các trang lồng nhau

Danh mục – phân loại nội dung của bạn thành các danh mục hợp lý để mọi người có thể dễ dàng tìm thấy nội dung tương tự

Bên cạnh các liên kết nội bộ có cấu trúc, bạn cũng nên liên kết đến các trang có liên quan khác từ bên trong thân trang.

Các liên kết này bao gồm các liên kết trong văn bản theo ngữ cảnh hoặc các hộp “đọc thêm” liên kết đến các trang khác từ trang web của bạn có thể thú vị đối với khách truy cập của bạn.

Chỉ cần học hai cách thực hành đơn giản sau:

Mỗi khi bạn chuẩn bị xuất bản một bài đăng mới, hãy nghĩ về nội dung khác của bạn mà người đọc có thể thấy hữu ích và liên kết đến nó theo ngữ cảnh.

Sau khi bài đăng hoặc trang mới được xuất bản, hãy thêm một vài liên kết nội bộ từ các trang có liên quan đến chủ đề khác.

HTTPS

Không chỉ vì những lý do rõ ràng mà còn vì việc sử dụng giao thức HTTPS đã trở thành một dấu hiệu xếp hạng nhỏ trong năm 2014. Nói cách khác, trang web của bạn có thể hoạt động kém hơn trong Google nếu bạn không sử dụng HTTPS.

Điều này không cần phải nói. Thực sự không có lý do gì để không sử dụng chứng chỉ SSL ngày nay , đặc biệt là vì có sẵn các tùy chọn miễn phí. Bảo mật của khách truy cập trang web của bạn nên được ưu tiên

Thẻ Schema

Thẻ Schema là dữ liệu có cấu trúc giúp cho công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng biết một website nói về nội dung gì và các thành phần khác nhau trên trang đó. Nhờ đó cho phép công cụ tìm kiếm trả về kết quả hữu ích hơn với truy vấn của người dùng.

Điều này không áp dụng cho mọi loại nội dung, tuy nhiên bạn nên tận dụng nó ở những nơi có. Dưới đây là ảnh chụp màn hình từ kết quả tìm kiếm cho trang Za’atar Recipe và bạn sẽ thấy sự khác biệt khi sử dụng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc.

Image – Tối ưu hình ảnh

1 hình ảnh ấn tượng có thể có giá trị hơn 1000 lời nói vì vậy hình ảnh rất quan trọng trong nội dung của bạn và mỗi nội dung nên có ít nhất 3 hình ảnh, đặt ở ngữ cảnh nội dung liên quan để thể hiện rõ hơn về thông tin bạn muốn truyền tới tới người đọc.

Tối ưu hình ảnh trước khi upload: Resize, Compression

Chọn định dạng file: GIF, JPG, PNG

Sử dụng tên ảnh, thuộc tính ATL, để mô tả ảnh

Đặt tên không dấu phân tách các từ bởi ký tự gạch ngang ví dụ: vi-tri-dat-tu-khoa-seo-onpage.png

Dung lượng không nên quá 100K cho ảnh lớn, 50K cho ảnh trung bình, 30K cho ảnh nhỏ

Đặt ảnh ở các vùng text có nội dung liên quan tới hình ảnh

Đó là tất cả “Những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage cho website bạn cần biết”. Hi vọng bài viết này sẽ mang lại kiến thức cho bạn và hãy đọc nhiều tài liệu trước khi bắt tay vào SEO Onpage với những bài viết sắp tới của chúng tôi nhé!

Xem thêm :

Cách nghiên cứu từ khóa google hiệu quả nhất

12 Yếu tố Seo quan trọng nhất và hướng dẫn cách cải thiện xếp hạng

 

Chuyên mục: Blog

0 Bình luận

Trả lời

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *